Đa số các chủ nhà hàng luôn đặt cho mình câu hỏi làm thế nào để quản lý nhân viên cho tốt. Vấn đề nằm ở kinh nghiệm, kỹ năng quản lý tốt, và...
Đa số các chủ nhà hàng luôn đặt cho mình câu hỏi làm thế nào để quản lý nhân viên cho tốt. Vấn đề nằm ở kinh nghiệm, kỹ năng quản lý tốt, và không phải ai cũng làm được điều này. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả chuyên nghiệp.
Trong mỗi nhà hàng, tùy vào quy mô, tính chất mà các bộ phận sẽ có số lượng và vị trí nhân viên khác nhau. Do đó, ở từng bộ phận, có thể cách quản lý nhân viên trong nhà hàng khác nhau ở một số điểm. Quản lý nhân viên tốt, làm cho họ làm việc đúng theo tiêu chuẩn, quy định của nhà hàng sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp, khách hàng sẽ vì thế mà cảm thấy hài lòng hơn.
Trong việc quản lý nhân viên nhà hàng, đối với từng nhân viên cần phải đề ra mục tiêu, kế hoạch làm việc cụ thể theo định kỳ. Đưa ra các mức tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên theo từng tiêu chí khác nhau. Sau đó, phân loại nhân viên theo các mức dưới đây:
- Yếu
- Trung bình
- Khá
- Tốt
- Xuất sắc
Sau khi đã phân loại đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên theo từng nhóm, nhà quản lý cần có kế hoạch cụ thể để cải thiện, nâng cao khả năng thực hiện công việc. Sau đó, tiến hành trao đổi trực tiếp, nói chuyện với nhân viên để khắc phục, giải đáp những gì còn vướng mắc. Đây cũng chính là cơ hội để có thể lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Một khi đã đáp ứng được các điều này, nhân viên sẽ không còn băn khoăn cũng như thắc mắc, yên tâm làm việc với hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, cần tổ chức các buổi luyện tập cho nhân viên những kỹ năng nào còn yếu, chưa thông thạo. Bồi dưỡng, bổ sung các kiến thức mới có lợi trong công việc giúp nhân viên đáp ứng được các yêu cầu của nhà hàng.
Làm việc trong môi trường tập thể, việc xảy ra xung đột, mâu thuẫn là điều khó có thể tránh khỏi. Do đó, là một người quản lý giỏi, khi phát hiện các vấn đề trên cần có kỹ năng giải quyết hợp lý, thông minh và khéo léo, tránh để sự việc đi đến xa hơn. Trong quá trình xử lý nên đảm bảo yếu tố khách quan, lắng nghe từ hai phía, đưa ra những lời khuyên tốt nhất để dung hòa sự việc này. Đây chính là cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả không nên bỏ qua.
Để làm được điều này, đòi hỏi nhà quản lý cần phải xây dựng được nội dung quy tắc ứng xử giữa nhân viên với nhau và giữa nhân viên với khách hàng. Khi xây dựng được môi trường làm việc thân thiện, nhân viên sẽ cảm thấy sự vui vẻ, hứng thú và sẽ gắn bó với nhà hàng lâu dài hơn. Tăng cường sự gắn kết, nâng cao trách nhiệm tập thể, tinh thần đồng đội, giúp nhà hàng hoạt động ngày càng phát triển hơn nữa.
“Có thưởng có phạt” là nguyên tắc mà bất kỳ lĩnh vực nào cũng áp dụng, nếu làm tốt sẽ được thưởng, làm không tốt, vi phạm quy định sẽ phải chịu phạt. Việc đưa ra hình phạt sẽ giúp cho nhân viên làm việc theo khuôn khổ quy định của nhà hàng, tạo nên sự chuyên nghiệp đối với khách hàng. Ngoài ra, nếu làm tốt, chế độ và chính sách đãi ngộ dùng để khích lệ tinh thần nhân viên là điều nên làm.
Hi vọng với các cách quản lý nhân sự trong nhà hàng mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn cũng như thuận lợi trong quá trình quản lý nhân viên. Góp phần vào sự thành công và phát triển của nhà hàng, đưa lên tầm cao mới.
Trong mỗi nhà hàng, tùy vào quy mô, tính chất mà các bộ phận sẽ có số lượng và vị trí nhân viên khác nhau. Do đó, ở từng bộ phận, có thể cách quản lý nhân viên trong nhà hàng khác nhau ở một số điểm. Quản lý nhân viên tốt, làm cho họ làm việc đúng theo tiêu chuẩn, quy định của nhà hàng sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp, khách hàng sẽ vì thế mà cảm thấy hài lòng hơn.
Cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả
Cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả |
1. Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá, phân loại nhân viên
Trong việc quản lý nhân viên nhà hàng, đối với từng nhân viên cần phải đề ra mục tiêu, kế hoạch làm việc cụ thể theo định kỳ. Đưa ra các mức tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên theo từng tiêu chí khác nhau. Sau đó, phân loại nhân viên theo các mức dưới đây:
- Yếu
- Trung bình
- Khá
- Tốt
- Xuất sắc
2. Tiến hành trao đổi, luyện tập thường xuyên cho nhân viên
Sau khi đã phân loại đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên theo từng nhóm, nhà quản lý cần có kế hoạch cụ thể để cải thiện, nâng cao khả năng thực hiện công việc. Sau đó, tiến hành trao đổi trực tiếp, nói chuyện với nhân viên để khắc phục, giải đáp những gì còn vướng mắc. Đây cũng chính là cơ hội để có thể lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Một khi đã đáp ứng được các điều này, nhân viên sẽ không còn băn khoăn cũng như thắc mắc, yên tâm làm việc với hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, cần tổ chức các buổi luyện tập cho nhân viên những kỹ năng nào còn yếu, chưa thông thạo. Bồi dưỡng, bổ sung các kiến thức mới có lợi trong công việc giúp nhân viên đáp ứng được các yêu cầu của nhà hàng.
3. Lắng nghe, giải quyết mâu thuẫn trong đội ngũ nhân viên
Lắng nghe, giải quyết mâu thuẫn trong đội ngũ nhân viên |
Làm việc trong môi trường tập thể, việc xảy ra xung đột, mâu thuẫn là điều khó có thể tránh khỏi. Do đó, là một người quản lý giỏi, khi phát hiện các vấn đề trên cần có kỹ năng giải quyết hợp lý, thông minh và khéo léo, tránh để sự việc đi đến xa hơn. Trong quá trình xử lý nên đảm bảo yếu tố khách quan, lắng nghe từ hai phía, đưa ra những lời khuyên tốt nhất để dung hòa sự việc này. Đây chính là cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả không nên bỏ qua.
4. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện
Để làm được điều này, đòi hỏi nhà quản lý cần phải xây dựng được nội dung quy tắc ứng xử giữa nhân viên với nhau và giữa nhân viên với khách hàng. Khi xây dựng được môi trường làm việc thân thiện, nhân viên sẽ cảm thấy sự vui vẻ, hứng thú và sẽ gắn bó với nhà hàng lâu dài hơn. Tăng cường sự gắn kết, nâng cao trách nhiệm tập thể, tinh thần đồng đội, giúp nhà hàng hoạt động ngày càng phát triển hơn nữa.
5. Xây dựng chế độ đãi ngộ, hình phạt
Xây dựng chế độ đãi ngộ, hình phạt |
“Có thưởng có phạt” là nguyên tắc mà bất kỳ lĩnh vực nào cũng áp dụng, nếu làm tốt sẽ được thưởng, làm không tốt, vi phạm quy định sẽ phải chịu phạt. Việc đưa ra hình phạt sẽ giúp cho nhân viên làm việc theo khuôn khổ quy định của nhà hàng, tạo nên sự chuyên nghiệp đối với khách hàng. Ngoài ra, nếu làm tốt, chế độ và chính sách đãi ngộ dùng để khích lệ tinh thần nhân viên là điều nên làm.
Hi vọng với các cách quản lý nhân sự trong nhà hàng mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn cũng như thuận lợi trong quá trình quản lý nhân viên. Góp phần vào sự thành công và phát triển của nhà hàng, đưa lên tầm cao mới.