Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

image effects

TRUE

hide blog homepage

HIDE_BLOG

Tin Mới

latest

F&B manager là gì? Các bộ phận F&B trong nhà hàng khách sạn

Để giúp cho các nhà hàng, khách sạn hoạt động được hiệu quả, đúng quy trình cần phải có người điều hành, quản lý được mọi công việc. Đây chí...

Để giúp cho các nhà hàng, khách sạn hoạt động được hiệu quả, đúng quy trình cần phải có người điều hành, quản lý được mọi công việc. Đây chính là sự đóng góp nhờ vào F&B Manager. Vậy F&B manager là gì? Các bộ phận F&B trong nhà hàng khách sạn bao gồm những gì? Các bạn hãy tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

    Các bộ phận F&B trong nhà hàng khách sạn


    Các bộ phận F&B trong nhà hàng khách sạn
    Các bộ phận F&B trong nhà hàng khách sạn

    Trong bộ phận F&B của nhà hàng khách sạn bao gồm: F&B Captain, F&B Supervisor, F&B Attendant, F&B Manager, F&B Director. Mỗi bộ phận trong F&B có vị trí, vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Liên kết và hỗ trợ tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp cho khách sạn hoạt động bình thường, chúng chức năng.

    F&B Manager là gì?

    F&B Manager là gì?
    F&B Manager là gì?

    F&B Manager là người quản lý bộ phận Food and Beverage trong khách sạn, có vai trò xây dựng quy định, chính sách nhằm đáp ứng các mục tiêu đặt ra, chịu trách cao nhất ở bộ phận F&B trên mọi phương diện. Hay có câu hỏi khác, quản lý F&B là gì? Đây cũng chính là câu hỏi cùng đáp án với F&B Manager.

    Các công việc của F&B Manager

    1. Xây dựng quy định quản lý bộ phận F&B


    - Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng món ăn, đồ uống ở từng khu vực trong bộ phận F&B của khách sạn, điển hình như nhà hàng, quầy cà phê, quầy bar, Buffet,...
    - Lên quy trình làm việc cho mỗi vị trí công việc trong bộ phận F&B.

    2. Điều hành, quản lý công việc kinh doanh, quảng cáo cho bộ phận F&B


    - Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, đưa ra mục tiêu cụ thể cho bộ phận F&B theo định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm.
    - Thường xuyên phối hợp với bộ phận marketing, sale nhằm xây dựng kế hoạch chiến lược trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh thương hiệu cho các dịch vụ của F&B.
    - Thực hiện các kế hoạch đã được Ban giám đốc phê duyệt, phối hợp bộ phận marketing tổ chức các hoạt động khuyến mãi thu hút khách hàng.
    - Đàm phán và trực tiếp ký hợp đồng với khách hàng có nhu cầu đặt các dịch vụ như: Tiệc buffet, tiệc cưới, hội thảo, hội nghị, kỷ niệm,...
    - Lên danh sách các khách hàng VIP, khách hàng thân thiết thường xuyên sử dụng dịch vụ tại khách sạn, đặc biệt là bộ phận F&B. Thường xuyên phối hợp với bộ phận sale để có kế hoạch chăm sóc số khách hàng này.

    3. Quản lý hành chính, nhân sự trong bộ phận F&B

    Quản lý hành chính, nhân sự trong bộ phận F&B
    Quản lý hành chính, nhân sự trong bộ phận F&B

    - Đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp cho bộ phận F&B.
    - Phối hợp với bộ phận nhân sự có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phân công nhiệm vụ, công việc phù hợp với khả năng của từng người.
    - Xây dựng các nội quy làm việc cho bộ phận F&B. Tổ chức triển khai, giám sát hoạt động, việc thực hiện nội quy, có chế độ xử lý khi vi phạm.
    - Tổ chức các buổi học, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ cho nhân viên, đổi mới, cải tiến chất lượng, hiệu quả làm việc của bộ phận F&B.

    4. Quản lý tài chính bộ phận F&B


    - Thay mặt, đại diện cho Ban giám đốc trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà cung cấp theo thẩm quyền.
    - Nắm rõ, kiểm soát hoạt động thu chi theo báo cáo từng bộ phận trong F&B.
    - Xây dựng các báo cáo thống kê định kỳ về tài chính lên Ban giám đốc xin ý kiến.

    5. Quản lý tài sản và hàng hóa của bộ phận F&B


    - Theo dõi việc nhập hàng hóa, mức tồn kho, điều chỉnh mức sử dụng.
    - Theo dõi quá trình sửa chữa, bảo trì, thay mới các thiết bị máy móc trong bộ phận F&B.

    Hi vọng thông qua bài viết trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn F&B Manager là gì, các công việc cụ thể của F&B Manager. Chúc bạn luôn thành công trên con đường mà mình đã chọn.