Hẳn rằng chúng ta thường lui tới nhà hàng để dùng cơm với gia đình, với bạn bè, đối tác cũng phần nào biết sơ về nhà hàng là gì. Thế nhưng đ...
Hẳn rằng chúng ta thường lui tới nhà hàng để dùng cơm với gia đình, với bạn bè, đối tác cũng phần nào biết sơ về nhà hàng là gì. Thế nhưng để định nghĩa chính xác nhà hàng cụ thể như thế nào, không phải ai cũng hiểu và biết đến.
Vậy nhà hàng là gì và sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà hàng như thế nào? Nhằm giúp các bạn có cái nhìn chính xác về lĩnh vực kinh doanh thú vị này và cho những ai đang muốn mở một nhà hàng chuyên nghiệp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.
Nhà hàng là nơi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ về ăn uống để thu lợi nhuận từ đó. Đây là nơi có thể phục vụ nhiều đối tượng thực khách khác nhau và nhiều loại hình khác nhau theo nhu cầu của từng khách.
Nhà hàng tiếng Anh là gì có lẽ là câu hỏi khá đơn giản, bởi, ít nhiều chúng ta đã từng tiếp xúc với từ Restaurant – đây chính xác là tên gọi trong tiếng Anh của nhà hàng.
Nhà hàng có ngoại hình đa dạng và phong phú, mang đặc thù riêng của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi cộng đồng sinh sống riêng. Việc tổ chức bộ máy kinh doanh nhà hàng cần phải đảm bảo các bộ phận hoạt động liên tục và tạo được liên kết chặt chẽ với nhau từ bộ phận quản lí cho đến bộ phận phục vụ.
Muốn nhà hàng có thể vận hành trơn tru, ăn khớp với nhau giữa các bộ phận thì bất cứ nhân viên ở bộ phận nào trong nhà hàng cũng được huấn luyện và đào tạo kĩ lưỡng nhằm nắm vững nghiệp vụ, quy trình làm việc từ đó mang đến sự phục vụ chu đáo nhất làm hài lòng khách hàng, qua đó mang về doanh thu cho nhà hàng.
Nhà hàng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển du lịch vùng miền, của mỗi thành phố, quốc gia, đặc biệt là ở những khu du lịch, nhà hàng là không thể không có, cụ thể như sau:
- Nhà hàng là một mắt xích cực kỳ cần thiết trong ngành du lịch, không có nhà hàng sẽ không diễn ra hoạt động ăn uống, đương nhiên sẽ hạn chế du khách tham quan dẫn đến sụt giảm về doanh thu trong ngành, thất thu một khoản đáng kể trong kinh tế.
- Một khách sạn mà không có nhà hàng sẽ kinh doanh khó khăn hơn rất nhiều, nhất là những khách sạn cao cấp. Khi mà việc phục vụ ăn uống cho du khách và nhân viên của khách sạn không còn nữa thì việc giữ chân khách hàng là điều không thể, thêm vào đó là chi phí hỗ trợ tiền ăn cho nhân viên cũng sẽ là một khoản chi đáng ngại cho khách sạn.
- Nhà hàng còn là nơi mở rộng các mối quan hệ giữa con người với nhau. Có thể là mối quan hệ hữu nghị và hợp tác, thắt chặt tình đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên mọi miền đất nước và trên thế giới hoặc đơn giản hơn là mối quan hệ giữa bạn bè với nhau.
- Bên cạnh đó, đây còn là nơi tạo cơ hội để con người tìm hiểu văn hóa bản địa, cũng như đời sống dân cư cộng đồng, và hơn hết là tìm kiếm những người bạn mới.
- Việc phát triển nhiều nhà hàng sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu hút và làm thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của du khách, từ đó góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế của địa phương đó.
Ngoài chức năng chính của nhà hàng là nơi phục vụ đồ ăn thức uống nhằm đảm bảo thỏa mãn tối ưu nhu cầu cấp thiết của khách du lịch hiện nay thì nhà hàng còn là nơi cung cấp các dịch vụ bổ sung như: tổ chức tiệc cưới hỏi, tiệc liên hoan sinh nhật, tổ chức hội nghị, tiệc buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo các yêu cầu khác của khách,…
Không riêng gì nhà hàng, bất cứ tổ chức, cơ quan, đoàn thể nào cũng cần phải có cơ cấu nhân sự rõ ràng để nhằm đảm bảo sự nhất quán trong các công việc, tạo sự thuận lợi trong quá trình quản lý, điều hành.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng so với những ngành nghề khác, cơ cấu tổ chức của nhà hàng sẽ có những nét riêng biệt để phù hợp với loại hình kinh doanh này.
Ban giám đốc là bộ phận có trách nhiệm và quyền hạn trong việc điều hành, quản lý, giám sát chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhà hàng như: tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược, tuyển dụng nhân viên, bên cạnh đó còn giải quyết các công việc mang tính chất nghiêm trọng, đột xuất, bất thường trong quá trình nhà hàng đi vào hoạt động.
Phó giám đốc là người có trách nhiệm trước giám đốc nhà hàng. Ngoài ra, phó giám đốc còn hỗ trợ quản lý nhà hàng các công việc liên quan đến khâu quản lý, giám sát theo sự chỉ đạo và phân công của giám đốc nhà hàng.
Phó giám đốc còn là người có quyền hạn thay mặt giám đốc khi giám đốc vắng mặt.
Quản lý nhà hàng là người có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhà hàng, từ vấn đề kiểm soát chất lượng dịch vụ, cho đến việc đào tạo, quản lí đội ngũ nhân viên.
Thêm vào đó quản lý còn là người tư vấn cho khách hàng, giải quyết các sự cố, những tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình làm việc, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc.
Giám sát nhà hàng có trách nhiệm giám sát các hoạt động kinh doanh của nhà hàng tại khu vực được phân công. Người này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quản lý nhà hàng, hỗ trợ quản lý nhà hàng các công việc như: phân ca làm việc, chia khu vực làm việc cho các bộ phận cấp dưới vào đầu mỗi ca.
Đồng thời giám sát nhà hàng còn đảm nhận trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới, giải quyết các tình huống tại chỗ trong phạm vi quyền hạn của mình và các công việc khác theo quy định của nhà hàng.
Bộ phận lễ tân nhà hàng luôn được ví như bộ mặt của nhà hàng, bởi họ là những người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Nhiệm vụ chính của bộ phận tiếp tân là thực hiện các công việc chào đón, hướng dẫn và tiễn khách ra vào nhà hàng, nghe có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực lại cần sự tỉ mỉ, khéo léo rất nhiều.
Bên cạnh đó, đây còn là bộ phận chịu trách nhiệm về vấn đề đặt chỗ của khách hàng, sắp xếp chỗ ngồi cho khách hàng sao cho hợp lý nhất.
Cũng chính do những tính chất về công việc như vậy nên ở bộ phận này đòi hỏi phải luôn có tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ cởi mở, niềm nở, lịch sự, chu đáo với khách hàng.
Ngoài những yêu cầu như trên thì bộ phận lễ tân tại nhà hàng đòi hỏi phải trực tiếp ghi nhận những ý kiến, những phản hồi từ khách hàng, có thể giải quyết những yêu cầu đó trong phạm vi quyền hạn của mình, nếu không đủ quyền hạn để giải quyết cần phải báo lại với giám sát hay quản lý nhà hàng.
Một yêu cầu nữa cho bộ phận này đó là luôn phải nắm rõ thực đơn của nhà hàng cũng như kết cấu, sơ đồ nhà hàng, tình hình đặt chỗ và chưa đặt chỗ của nhà hàng vào đầu mỗi ca để có thể kịp thời cập nhật cho khách hàng được biết.
Đây là bộ phận chịu trách nhiệm về mặt tài chính, thu – chi của bất cứ nhà hàng nào, và cũng là bộ phận không thể thiếu trong bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Trong bộ phận kế toán có: kế toán trưởng, nhân viên kế toán, và thu ngân nhà hàng.
Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm phân ca, chia khu vực làm việc cho các nhân viên kế toán khác. Họ còn là người chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của toàn bộ phận kế toán.
Bên cạnh đó, việc lập báo cáo tài chính, các phiếu thu – chi của nhà hàng cũng do kế toán trưởng đảm nhận đồng thời họ còn phải theo dõi và báo cáo công việc hàng ngày lên cấp trên.
Các nhân viên kế toán nhà hàng có trách nhiệm thực hiện các công việc thu ngân, lên hóa đơn và thu tiền của khách. Ngoài ra họ còn phải nhập dữ liệu vào sổ, lưu hóa đơn, làm các công việc khác như nộp tiền và báo cáo doanh thu cho Kế toán trưởng.
- Bộ phận bàn/ bộ phận phục vụ nhà hàng (Waiter/ Waitress)
Bộ phận bàn hay bộ phận phục vụ nhà hàng cần đảm bảo thực hiện đầy đủ và chính xác các công việc chuẩn bị để sẵn sàng phục vụ khách hàng trong thời gian khách hàng ăn uống tại đây.
Yêu cầu cực kỳ quan trọng của bộ phận này đó là thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, niềm nở, lịch sự, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bộ phận này là những người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, khách hàng sẽ thông qua đó để đánh giá về chất lượng của nhà hàng cũng quan trọng không kém các tiêu chí khác.
Họ còn phải thực hiện các công việc thu dọn, vệ sinh sạch sẽ bàn ăn, khu vực ăn khi khách về và tiến hành setup lại để đón khách mới.
Bên cạnh đó, bộ phận bàn còn phải phối hợp hoạt động với các bộ phận khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đây cũng là bộ phận có vai trò quan trọng trong nhà hàng, họ trực tiếp chịu trách nhiệm về pha chế thức uống theo yêu cầu của khách hàng.
Song song với đó, việc bảo quản thực phẩm, vật dụng, các trang thiết bị tại khu vực làm việc, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tại khu vực quầy bar cũng luôn nằm trong phần công việc cần thực hiện của họ.
Để đảm bảo công việc của họ luôn được vận trôi chảy, yêu cầu đặt ra là phải luôn kiểm tra, giám sát tình trạng nguyên vật liệu tại khu vực bar, cái nào sắp hết phải tiến hành đặt hàng nguyên liệu để bổ sung.
Ngoài ra, theo sự phân công và chỉ đạo từ cấp trên, có thể phải lập các báo cáo liên quan theo quy định của nhà hàng.
Đây là bộ phận tối quan trọng đóng góp vào sự thành hay bại của nhà hàng, đơn giản bởi món ăn ngon thì có thể níu chân khách hàng ghé đến lần nữa.
Bếp trưởng là người chịu trách nhiệm chung cho các hoạt động trong bộ phận bếp. Ngoài việc quản lý, điều hành, tổ chức và hướng dẫn các nhân viên bếp làm việc, họ còn phải chịu trách nhiệm kiểm tra về chất lượng, số lượng các nguyên liệu đầu vào để đảm bảo nguyên liệu không bị thiếu khi nấu.
Bếp trưởng là phải chịu trách nhiệm chế biến các món ăn khi khách có yêu cầu.
Bếp phó có nhiệm vụ hỗ trợ bếp trưởng các công việc liên quan trong bộ phận Bếp, họ cũng là người tham gia trực tiếp vào thực hiện chế biến món ăn. Ngoài ra, họ cũng là người chịu trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới.
Công việc của những người này chủ yếu là chuẩn bị và sơ chế các nguyên liệu, chuẩn bị các vật dụng chế biến phù hợp để chế biến món ăn. Bên cạnh đó việc bảo quản thực phẩm đúng quy định cũng là một công việc quan trọng mà họ phải thực hiện.
Đây là bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm về các vấn đề an ninh, trật tự tại nhà hàng. Nhiệm vụ cụ thể của họ là: bảo đảm tính mạng, tài sản,… của khách hàng được an toàn. Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên giao phó, phân công đồng thời phải phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Bộ phận vệ sinh có nhiệm vụ về vệ sinh cho toàn khu vực bếp luôn đảm bảo sự sạch sẽ, gọn gang, ngăn nắp và thực hiện các công việc khác theo phân công của cấp trên.
Bất cứ bộ phận nào cũng đều có vai trò quan trọng như nhau, đòi hỏi phải có sự phối hợp ăn khớp, thống nhất để tạo nên một chỉnh thể hài hòa, từ đó tăng hiệu suất làm việc, đem về cho nhà hàng doanh thu cao hơn.
Nếu bạn đang muốn kinh doanh nhà hàng hoặc đơn giản bạn muốn tìm hiểu thêm về quản trị nhà hàng khách sạn, thì bài viết trên hi vọng sẽ phần nào giúp bạn định hình được như thế nào là một nhà hàng đúng nghĩa và cách thức tổ chức cơ cấu nhân sự của một nhà hàng.
Nhà hàng là nơi phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách hàng |
I. Nhà hàng là gì?
1. Khái niệm nhà hàng là gì?
Nhà hàng là nơi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ về ăn uống để thu lợi nhuận từ đó. Đây là nơi có thể phục vụ nhiều đối tượng thực khách khác nhau và nhiều loại hình khác nhau theo nhu cầu của từng khách.
Nhà hàng tiếng Anh là gì có lẽ là câu hỏi khá đơn giản, bởi, ít nhiều chúng ta đã từng tiếp xúc với từ Restaurant – đây chính xác là tên gọi trong tiếng Anh của nhà hàng.
Nhà hàng có ngoại hình đa dạng và phong phú, mang đặc thù riêng của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi cộng đồng sinh sống riêng. Việc tổ chức bộ máy kinh doanh nhà hàng cần phải đảm bảo các bộ phận hoạt động liên tục và tạo được liên kết chặt chẽ với nhau từ bộ phận quản lí cho đến bộ phận phục vụ.
Nhà hàng có ngoại hình đa dạng và phong phú |
Muốn nhà hàng có thể vận hành trơn tru, ăn khớp với nhau giữa các bộ phận thì bất cứ nhân viên ở bộ phận nào trong nhà hàng cũng được huấn luyện và đào tạo kĩ lưỡng nhằm nắm vững nghiệp vụ, quy trình làm việc từ đó mang đến sự phục vụ chu đáo nhất làm hài lòng khách hàng, qua đó mang về doanh thu cho nhà hàng.
2. Vai trò và chức năng của nhà hàng
2.1 Vai trò của nhà hàng
Nhà hàng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển du lịch vùng miền, của mỗi thành phố, quốc gia, đặc biệt là ở những khu du lịch, nhà hàng là không thể không có, cụ thể như sau:
- Nhà hàng là một mắt xích cực kỳ cần thiết trong ngành du lịch, không có nhà hàng sẽ không diễn ra hoạt động ăn uống, đương nhiên sẽ hạn chế du khách tham quan dẫn đến sụt giảm về doanh thu trong ngành, thất thu một khoản đáng kể trong kinh tế.
- Một khách sạn mà không có nhà hàng sẽ kinh doanh khó khăn hơn rất nhiều, nhất là những khách sạn cao cấp. Khi mà việc phục vụ ăn uống cho du khách và nhân viên của khách sạn không còn nữa thì việc giữ chân khách hàng là điều không thể, thêm vào đó là chi phí hỗ trợ tiền ăn cho nhân viên cũng sẽ là một khoản chi đáng ngại cho khách sạn.
Nhà hàng là một mắt xích cực kỳ cần thiết trong ngành du lịch |
- Nhà hàng còn là nơi mở rộng các mối quan hệ giữa con người với nhau. Có thể là mối quan hệ hữu nghị và hợp tác, thắt chặt tình đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên mọi miền đất nước và trên thế giới hoặc đơn giản hơn là mối quan hệ giữa bạn bè với nhau.
- Bên cạnh đó, đây còn là nơi tạo cơ hội để con người tìm hiểu văn hóa bản địa, cũng như đời sống dân cư cộng đồng, và hơn hết là tìm kiếm những người bạn mới.
- Việc phát triển nhiều nhà hàng sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu hút và làm thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của du khách, từ đó góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế của địa phương đó.
2.2 Chức năng của nhà hàng
Ngoài chức năng chính của nhà hàng là nơi phục vụ đồ ăn thức uống nhằm đảm bảo thỏa mãn tối ưu nhu cầu cấp thiết của khách du lịch hiện nay thì nhà hàng còn là nơi cung cấp các dịch vụ bổ sung như: tổ chức tiệc cưới hỏi, tiệc liên hoan sinh nhật, tổ chức hội nghị, tiệc buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo các yêu cầu khác của khách,…
II. Cơ cấu tổ chức nhà hàng
Nhà hàng còn là nơi tổ chức sự kiện, hội nghị |
Không riêng gì nhà hàng, bất cứ tổ chức, cơ quan, đoàn thể nào cũng cần phải có cơ cấu nhân sự rõ ràng để nhằm đảm bảo sự nhất quán trong các công việc, tạo sự thuận lợi trong quá trình quản lý, điều hành.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng so với những ngành nghề khác, cơ cấu tổ chức của nhà hàng sẽ có những nét riêng biệt để phù hợp với loại hình kinh doanh này.
1. Sơ đồ nhân sự nhà hàng
Sơ đồ bộ máy nhân sự nhà hàng |
2. Cơ cấu nhân sự nhà hàng
- Ban giám đốc nhà hàng (Manager)
Ban giám đốc là bộ phận có trách nhiệm và quyền hạn trong việc điều hành, quản lý, giám sát chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhà hàng như: tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược, tuyển dụng nhân viên, bên cạnh đó còn giải quyết các công việc mang tính chất nghiêm trọng, đột xuất, bất thường trong quá trình nhà hàng đi vào hoạt động.
- Phó giám đốc nhà hàng(Deputy Manager)
Phó giám đốc là người có trách nhiệm trước giám đốc nhà hàng. Ngoài ra, phó giám đốc còn hỗ trợ quản lý nhà hàng các công việc liên quan đến khâu quản lý, giám sát theo sự chỉ đạo và phân công của giám đốc nhà hàng.
Phó giám đốc còn là người có quyền hạn thay mặt giám đốc khi giám đốc vắng mặt.
- Quản lý nhà hàng (Restaurant supervisor)
Quản lý nhà hàng là người có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhà hàng, từ vấn đề kiểm soát chất lượng dịch vụ, cho đến việc đào tạo, quản lí đội ngũ nhân viên.
Nhân viên quản lý nhà hàng |
Thêm vào đó quản lý còn là người tư vấn cho khách hàng, giải quyết các sự cố, những tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình làm việc, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc.
- Giám sát nhà hàng (Supervisor)
Giám sát nhà hàng có trách nhiệm giám sát các hoạt động kinh doanh của nhà hàng tại khu vực được phân công. Người này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quản lý nhà hàng, hỗ trợ quản lý nhà hàng các công việc như: phân ca làm việc, chia khu vực làm việc cho các bộ phận cấp dưới vào đầu mỗi ca.
Đồng thời giám sát nhà hàng còn đảm nhận trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới, giải quyết các tình huống tại chỗ trong phạm vi quyền hạn của mình và các công việc khác theo quy định của nhà hàng.
- Bộ phận lễ tân/ khánh tiết nhà hàng (Reception)
Bộ phận lễ tân nhà hàng luôn được ví như bộ mặt của nhà hàng, bởi họ là những người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Nhiệm vụ chính của bộ phận tiếp tân là thực hiện các công việc chào đón, hướng dẫn và tiễn khách ra vào nhà hàng, nghe có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực lại cần sự tỉ mỉ, khéo léo rất nhiều.
Nhân viên lễ tân |
Bên cạnh đó, đây còn là bộ phận chịu trách nhiệm về vấn đề đặt chỗ của khách hàng, sắp xếp chỗ ngồi cho khách hàng sao cho hợp lý nhất.
Cũng chính do những tính chất về công việc như vậy nên ở bộ phận này đòi hỏi phải luôn có tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ cởi mở, niềm nở, lịch sự, chu đáo với khách hàng.
Ngoài những yêu cầu như trên thì bộ phận lễ tân tại nhà hàng đòi hỏi phải trực tiếp ghi nhận những ý kiến, những phản hồi từ khách hàng, có thể giải quyết những yêu cầu đó trong phạm vi quyền hạn của mình, nếu không đủ quyền hạn để giải quyết cần phải báo lại với giám sát hay quản lý nhà hàng.
Một yêu cầu nữa cho bộ phận này đó là luôn phải nắm rõ thực đơn của nhà hàng cũng như kết cấu, sơ đồ nhà hàng, tình hình đặt chỗ và chưa đặt chỗ của nhà hàng vào đầu mỗi ca để có thể kịp thời cập nhật cho khách hàng được biết.
- Bộ phận kế toán nhà hàng/ bộ phận thu ngân trong nhà hàng (Accountant)
Đây là bộ phận chịu trách nhiệm về mặt tài chính, thu – chi của bất cứ nhà hàng nào, và cũng là bộ phận không thể thiếu trong bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Trong bộ phận kế toán có: kế toán trưởng, nhân viên kế toán, và thu ngân nhà hàng.
Giám sát viên nhà hàng |
* Kế toán trưởng:
Bên cạnh đó, việc lập báo cáo tài chính, các phiếu thu – chi của nhà hàng cũng do kế toán trưởng đảm nhận đồng thời họ còn phải theo dõi và báo cáo công việc hàng ngày lên cấp trên.
* Nhân viên kế toán:
Các nhân viên kế toán nhà hàng có trách nhiệm thực hiện các công việc thu ngân, lên hóa đơn và thu tiền của khách. Ngoài ra họ còn phải nhập dữ liệu vào sổ, lưu hóa đơn, làm các công việc khác như nộp tiền và báo cáo doanh thu cho Kế toán trưởng.
- Bộ phận bàn/ bộ phận phục vụ nhà hàng (Waiter/ Waitress)
Bộ phận bàn hay bộ phận phục vụ nhà hàng cần đảm bảo thực hiện đầy đủ và chính xác các công việc chuẩn bị để sẵn sàng phục vụ khách hàng trong thời gian khách hàng ăn uống tại đây.
Nhân viên phục vụ bàn |
Yêu cầu cực kỳ quan trọng của bộ phận này đó là thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, niềm nở, lịch sự, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bộ phận này là những người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, khách hàng sẽ thông qua đó để đánh giá về chất lượng của nhà hàng cũng quan trọng không kém các tiêu chí khác.
Họ còn phải thực hiện các công việc thu dọn, vệ sinh sạch sẽ bàn ăn, khu vực ăn khi khách về và tiến hành setup lại để đón khách mới.
Bên cạnh đó, bộ phận bàn còn phải phối hợp hoạt động với các bộ phận khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Bộ phận bar trong nhà hàng (Bartender)
Đây cũng là bộ phận có vai trò quan trọng trong nhà hàng, họ trực tiếp chịu trách nhiệm về pha chế thức uống theo yêu cầu của khách hàng.
Nhân viên pha chế |
Song song với đó, việc bảo quản thực phẩm, vật dụng, các trang thiết bị tại khu vực làm việc, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tại khu vực quầy bar cũng luôn nằm trong phần công việc cần thực hiện của họ.
Để đảm bảo công việc của họ luôn được vận trôi chảy, yêu cầu đặt ra là phải luôn kiểm tra, giám sát tình trạng nguyên vật liệu tại khu vực bar, cái nào sắp hết phải tiến hành đặt hàng nguyên liệu để bổ sung.
Ngoài ra, theo sự phân công và chỉ đạo từ cấp trên, có thể phải lập các báo cáo liên quan theo quy định của nhà hàng.
- Bộ phận bếp nhà hàng
Đây là bộ phận tối quan trọng đóng góp vào sự thành hay bại của nhà hàng, đơn giản bởi món ăn ngon thì có thể níu chân khách hàng ghé đến lần nữa.
Bộ phận bếp |
* Bếp trưởng: (Chef)
Bếp trưởng là người chịu trách nhiệm chung cho các hoạt động trong bộ phận bếp. Ngoài việc quản lý, điều hành, tổ chức và hướng dẫn các nhân viên bếp làm việc, họ còn phải chịu trách nhiệm kiểm tra về chất lượng, số lượng các nguyên liệu đầu vào để đảm bảo nguyên liệu không bị thiếu khi nấu.
Bếp trưởng là phải chịu trách nhiệm chế biến các món ăn khi khách có yêu cầu.
* Bếp phó: (Sous Chef)
Bếp phó có nhiệm vụ hỗ trợ bếp trưởng các công việc liên quan trong bộ phận Bếp, họ cũng là người tham gia trực tiếp vào thực hiện chế biến món ăn. Ngoài ra, họ cũng là người chịu trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới.
* NV sơ chế/ NV bếp: (Cook Assistant)
Công việc của những người này chủ yếu là chuẩn bị và sơ chế các nguyên liệu, chuẩn bị các vật dụng chế biến phù hợp để chế biến món ăn. Bên cạnh đó việc bảo quản thực phẩm đúng quy định cũng là một công việc quan trọng mà họ phải thực hiện.
- Bộ phận an ninh trong nhà hàng (Security)
Bộ phận an ninh |
Đây là bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm về các vấn đề an ninh, trật tự tại nhà hàng. Nhiệm vụ cụ thể của họ là: bảo đảm tính mạng, tài sản,… của khách hàng được an toàn. Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên giao phó, phân công đồng thời phải phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
- Bộ phận vệ sinh/ tạp vụ trong nhà hàng (Public Area cleaner)
Bộ phận vệ sinh có nhiệm vụ về vệ sinh cho toàn khu vực bếp luôn đảm bảo sự sạch sẽ, gọn gang, ngăn nắp và thực hiện các công việc khác theo phân công của cấp trên.
Bất cứ bộ phận nào cũng đều có vai trò quan trọng như nhau, đòi hỏi phải có sự phối hợp ăn khớp, thống nhất để tạo nên một chỉnh thể hài hòa, từ đó tăng hiệu suất làm việc, đem về cho nhà hàng doanh thu cao hơn.
Nếu bạn đang muốn kinh doanh nhà hàng hoặc đơn giản bạn muốn tìm hiểu thêm về quản trị nhà hàng khách sạn, thì bài viết trên hi vọng sẽ phần nào giúp bạn định hình được như thế nào là một nhà hàng đúng nghĩa và cách thức tổ chức cơ cấu nhân sự của một nhà hàng.