Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

image effects

TRUE

hide blog homepage

HIDE_BLOG

Tin Mới

latest

Cách bố trí nội thất, bố trí bếp nhà hàng đẹp, khoa học

Khu vực bếp là một vị trí quan trọng trong nhà hàng giúp mang đến những món ăn thơm ngon, đẹp mắt. Do vậy cần phải được đầu tư về chất lượng...


Khu vực bếp là một vị trí quan trọng trong nhà hàng giúp mang đến những món ăn thơm ngon, đẹp mắt. Do vậy cần phải được đầu tư về chất lượng, bố trí sao cho đẹp mắt. Dưới đây là một số cách bố trí bếp nhà hàng đẹp, khoa học để các ạn tham khảo. 


    Bố trí bếp nhà hàng theo từng khu vực

    1. Kho lưu trữ thực phẩm

    Đây là nơi bảo quản, dự trữ thực phẩm, hàng hóa, nguyên liệu chế biến món ăn trong nhà hàng. Kho lưu trữ phải đảm bảo rộng rãi, bố trí gọn gàng để giúp cho việc tìm kiếm được dễ dàng hơn. Đặc biệt là đảm bảo sự thông thoáng, thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để tránh hư hỏng các thiết bị. 

    2. Khu vực sơ chế

    Khu vực này cần bố trí các giá để và chậu rửa vừa tầm với của đầu bếp. Chậu rửa nên dùng chất liệu inox rộng và chia thành nhiều ngăn để dễ lau chùi, tăng hiệu suất công việc. Dao thớt các loại treo vừa tầm với của các phụ bếp để dễ dàng lấy ngay khi cần sử dụng. 

    3. Khu vực gia công

    Đây là nơi tiếp nhận thực phẩm sau khi sơ chế, các vật dụng tại khu vực này nên lựa chọn bằng inox, gỗ, đá,... để dễ vệ sinh sau khi sử dụng. Nên lưu ý thiết kế đủ rộng cho 3 - 4 đầu bếp đứng để nâng cao hiệu suất công việc, không ảnh hưởng đến công việc chung.

    4. Khu vực bếp nấu

    Đây là khu vực quan trọng nhất trong bộ phận bếp, mang đến sự thành công của món ăn phục vụ thực khách. Tại đây sẽ có các đồ dùng, thiết bị chuyên dụng để chế biến món ăn như xào, nấu, hấp, hầm, chiên, nướng,…Do vậy cần phải có diện tích đủ rộng, thoáng và phân chia từng khu chức năng riêng biệt, tránh để ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. 

    Ngoài ra, khu bếp nấu cũng cần trang bị máy hút mùi chuyên dụng, không để khói làm ảnh hưởng đến nhà bếp hoặc bàn ăn của khách.


    5. Khu trình bày thức ăn và ra đồ

    Khu vực này sẽ bao gồm các thiết bị như: chậu rửa, bàn inox, các giá inox, xe đẩy đồ chờ sẵn, giá bát đĩa,…Tiêu chí cần đảm bảo đó là cửa ra đồ ăn phải rộng, thông thoáng, không vướng víu để đảm bảo thuận lợi trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt phải đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm cho thực khách.

    6. Khu rửa bát và diệt khuẩn

    Đây là nơi tập trung của tất cả các loại bát đĩa, xoong nồi sau khi đã phục vụ thực khách và cần tiến hành hành vệ sinh làm sạch. Các thiết bị để làm công việc này bao gồm bàn để, chậu rửa,  máy rửa bát (nếu có),giá thang inox nhiều tầng, máy diệt khuẩn,…

    Một số cách bố trí bếp nhà hàng phổ biến

    Hiện có rất nhiều cách để bạn sắp xếp, bố trí nhà hàng sao cho đẹp mắt, đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng. Dưới đây là một số cách bố trí nhà hàng khu vực bếp để bạn tham khảo:

    1. Kiểu ốc đảo

    Bố trí theo cách này sẽ tập trung các thiết bị nấu nướng tại trung tâm khu vực bếp. Sắp xếp theo một thứ tự nhất định ở xung quanh.

    2. Kiểu phân khu

    Đây là cách phân chia các khu chức năng thành riêng biệt. Cách này sẽ giúp thuận lợi cho việc di chuyển và thực hiện nhiệm vụ của từng khu vực.

    3. Bố trí kiểu dây chuyền sản xuất

    Bố trí theo cách này rất phù hợp với những nhà hàng có lượng khách đông. Lúc này, các thiết bị trong bếp sẽ được bố trí theo hàng dọc, tiếp đến là khu chế biến và cuối cùng là khu vực ra hàng.

    Trên đây là một số cách bố trí bếp nhà hàng mà nhahangkhachsan.net chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những gợi ý này sẽ hữu ích đối với các bạn, sắp xếp được khu vực bếp thẩm mỹ, đẹp mắt.